Lịch sử Đài_Vô_tuyến_Việt_Nam

VTVN-A, năm 1967. Nhạc và lời bắt đầu và kết thúc buổi phát thanhVTVN-D, năm 1974. Nhạc và lời giới thiệu tiếng Anh

Đài Vô tuyến Việt Nam được thiết lập vào năm 1950 thời Quốc gia Việt Nam nhưng lúc đó do người Pháp điều hành. Họ bắt đầu chuyển giao lại cho chính phủ Việt Nam vào Tháng Bảy, 1954 đến năm 1955 thì người Pháp hoàn toàn rút khỏi. Hoa Kỳ viện trợ phát triển hệ thống, mở rộng địa bàn cũng như tăng lực phát sóng. Đài Sài Gòn ban đầu chỉ có 5 kW rồi sau gia tăng lên dần thành 100 kW.

Thời Đệ Nhất Cộng hòa Tổng thống Ngô Đình Diệm có kế hoạch cho phát triển VTVN kèm với Ấp Chiến lược nhưng sau không thực hiện được ngoài 4 đài nhỏ ở Long An, Bến Tre, Mỹ ThoHội An.

Năm 1961 thì ngoài trụ sở ở Sài Gòn, có sáu đài tiếp vận ở Huế, Quảng Ngãi, Nha Trang, Đà Lạt, Ban Mê Thuột, và Ba Xuyên. Đến năm 1966 tăng lên là 13 đài địa phương. Vào thời điểm năm 1964 trên toàn quốc có 420.000 máy radio bắt sóng.[4]

Sau cuộc Tấn công Tết Mậu Thân với đài phát thanh là mục tiêu quân sự bị lực lượng Quân giải phóng tìm cách phá hủy thì hệ thống VTVN được tổ chức lại với đài Sài Gòn là đài chính; cấp thứ nhì là cấp vùng gồm 3 đài 50 kW ở Đà Nẵng, Quy NhơnNha Trang. Cấp thứ ba là cấp tỉnh gồm bốn đài: Huế, Quảng Ngãi, Cần Thơ và Ban Mê Thuột. Riêng đài Ban Mê Thuột phát sóng ở lực 55 kW. Số còn lại là đài địa phương. Đài tỉnh và địa phương thì có thêm những chương trình tôn giáo của địa phương và cả ngôn ngữ người Thượng như trường hợp đài Ban Mê Thuột, PleikuĐà Lạt.

VTVN Sài Gòn phát thanh 18 giờ mỗi ngày trong khi đài địa phương ngắn giờ hơn. Quốc ca Việt Nam Cộng hòa được tấu lên vào lúc 23 giờ 58 và 07 giờ 58 (riêng ngày 29 tháng 4 năm 1975 là 23 giờ 57 và 15 giờ 58).

Vào thập niên 1960 Đài Vô tuyến Việt Nam bắt đầu chương trình tuyển mộ ca sĩ rất được hâm mộ.[5]

Tổ chức

Bản đồ Hệ-thống phát-thanh vô-tuyến Việt-Nam Cộng-hòa năm 1960, với các trạm phát sóng

Đài Tiếng nói Quân đội có mặt từ năm 1954, thuộc Nha Vô tuyến Truyền thanh, sau chuyển sang Nha Chiến tranh Tâm lý. Trụ sở đài đặt ở 2bis đường Hồng Thập Tự.[3]

Trong khi đó VTVN hoạt động bán tự trị do ban quản trị năm thành viên quản lý nhưng chủ tọa là bộ trưởng Bộ Thông tin. Tổng giám đốc của VTVN là thư ký của ban quản trị. Năm 1970 thì VTVN với ngân sách 1,7 triệu Mỹ kim chuyển về phụ thuộc Bộ Thông tin.

Cơ sở ở Sài Gòn tọa lạc tại số 3 đường Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao. Đài Phát Thanh Sài Gòn là tiếng nói của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Đài này chấm dứt hoạt động vĩnh viễn vào 16 giờ, ngày 29 tháng 4 năm 1975.